Đi vào đường cấm, còn đạp cảnh sát giao thông
Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ, không khí đón năm mới rộn ràng khắp nơi. Nhiều người gác lại công việc thường nhật để về sum họp gia đình. Thế nhưng, những công nhân, kỹ sư thi công cầu vượt QL61, nút giao IC4 thuộc cao tốc Cần Thơ - Cà Mau (H.Phụng Hiệp, Hậu Giang) vẫn tất bật trên công trường.Theo ghi nhận của PV Thanh Niên, tiếng máy móc, phương tiện thi công rền vang trên công trường. Bất chấp thời tiết đỉnh nắng trong ngày, các kỹ sư, công nhân vẫn miệt mài làm việc. Trong bữa cơm giờ giải lao, ai nấy đều ăn vội để nhanh chóng bắt tay làm nhiệm vụ. Nỗi nhớ nhà của mọi người dường như bị lắng xuống, vì vượt lên trên hết là sự quyết tâm góp sức hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc về đích trước 31.12.2025.Anh Lê Huy Báo, chỉ huy mũi thi công cầu vượt QL61 (Công ty CP đầu tư xây dựng ĐMA) cho biết, lúc này công ty đang duy trì đội thi công từ 7 – 10 người, nỗ lực làm việc trên tinh thần "vượt nắng, thắng mưa" để lao lắp dầm cầu, gia công cốt thép, lắp đặt khe co giãn, làm dầm ngang. "Ngày tết rồi nên anh em tranh thủ từng giờ một, quyết tâm hoàn thành mục tiêu. Chẳng hạn, hôm nay bộ phận lao lắp dầm cầu phải xong 5 phiến mới nghỉ. Không kể thời gian, giờ giấc, còn việc thì sẽ làm xuyên ngày, xuyên đêm", anh Báo nói.Đến nay, dự án cầu vượt QL61 đã đạt 80% hợp đồng. Song, với sự khẩn trương đưa công trình về đích càng sớm càng tốt, các công nhân, kỹ sư vẫn nỗ lực làm việc đến hết 29 tết. Mọi người chỉ nghỉ ngơi mùng 1 - 2, đến mùng 3 tết thi công trở lại. Không có nhiều thời gian, nhiều công nhân, kỹ sư quyết định ăn tết trên công trường. Tinh thần này được quán triệt từ trước nên mọi người rất vui vẻ ở lại.Sau nhiều năm làm công nhân, năm nay là năm đầu tiên anh Trần Văn Tân (34 tuổi, H.Châu Thành, Kiên Giang) ăn tết trên công trường. Anh Tân cho biết, ở quê nhà anh có vợ và 2 con, bé nhỏ 1 tuổi, bé lớn mới 3 tuổi. Công ty hiểu hoàn cảnh, sự nỗ lực của các anh, chị em công nhân nên đã giải quyết sớm vấn đề lương thưởng, chế độ để mọi người gửi về cho gia đình mua sắm tết. Tết xa nhà nhưng được sự quan tâm của lãnh đạo công ty, đồng nghiệp nên ai cũng ấm lòng."Trước tết, tôi đã gửi quà về để vợ mua sắm đồ tết cho các con. Cảm giác nhớ gia đình là có, nhưng đón tết trên công trường cao tốc cũng có cái vui riêng. Anh em ở đây luôn chia sẻ, động viên và tạo niềm vui cho nhau. Vợ tôi rất đồng cảm, vì cũng như nhiều bà con miền Tây, rất mong cao tốc nhanh chóng hoàn thành", anh Tâm chia sẻ.Nguyễn Duy Thái (18 tuổi, H.U Minh Thượng, Kiên Giang), cho biết mình là một trong những công nhân nhỏ tuổi nhất tại mũi thi công cầu vượt QL61. Vì vậy, mọi người đều giành sự ưu tiên, muốn cho về quê ăn tết sớm, nhưng Thái từ chối."Nói không nôn nao về quê ăn tết là nói dối, nhưng tôi nghĩ nếu về thì người ở lại sẽ thêm phần vất vả. Mình có sức trẻ mà để mọi người cáng đáng công việc của mình thì sao vui được. Tôi ở miền Tây nên biết bà con ở đây rất mong cao tốc Cần Thơ - Cà Mau sớm đưa vào sử dụng. Muốn vậy, các công nhân, kỹ sư tham gia vào công trình này phải có ý thức đồng lòng thực hiện, sẵn sàng cùng nhau vượt khó để đảm bảo tiến độ thi công", Thái bộc bạch.Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam đoạn Cần Thơ - Cà Mau có chiều dài tuyến chính 110,85 km. Công trình chia làm 2 dự án thành phần, gồm: đoạn Cần Thơ - Hậu Giang và đoạn Hậu Giang - Cà Mau, tổng mức đầu tư 27.523 tỉ đồng, khởi công ngày 1.1.2023. Theo BQL dự án Mỹ Thuận (chủ đầu tư, thuộc Bộ GTVT), tính đến ngày 24.1, khối lượng thi công 2 dự án thành phần đã đạt 58%. Trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, đa số các nhà thầu trên 2 dự án thành phần sẽ tổ chức thi công xuyên tết trên công trường. Tuy nhiên, do các mỏ vật liệu, các đơn vị vận chuyển, nhà cung cấp nghỉ trong 3 ngày 29, 1, 2 (âm lịch) nên để đảm bảo tiến độ dự án, các đơn vị đang tổ chức thi công tăng ca, tăng kíp những ngày trước tết. Theo đó, ở cả 2 dự án, có 234 mũi thi công và 2.881 nhân sự, cùng 926 thiết bị máy móc đang làm việc ngày, đêm. Các hoạt động chủ yếu là thi công lu lèn nền đường, đắp gia tải, đắp lề, bờ bao, thi công đóng cọc, gác dầm, đổ bê tông bản mặt cầu. Các nhà thầu cũng tăng công suất tập kết vật tư, vật liệu về bãi tập kết để triển khai thi công trong dịp tết và triển khai song song các công tác không chịu ảnh hưởng bởi nguồn vật liệu như hoàn thiện phần đường.Hiệu quả cao từ nuôi heo bằng thảo mộc
Chiều 12.1, tin từ Cơ quan CSĐT Công an TP.Long Xuyên (An Giang) cho biết đơn vị đang tạm giữ hình sự Nguyễn Văn Phước (35 tuổi, ngụ P.Mỹ Xuyên, TP. Long Xuyên), để điều tra về hành vi cướp giật tài sản. Khoảng 5 giờ 30 ngày 9.1, bà V.T.B.B (70 tuổi, ngụ P.Mỹ Long, TP. Long Xuyên) đến Công an phường này trình báo bị cướp giật 213 tờ vé số. Theo trình bày của bà B., sáng sớm cùng ngày, bà ngồi bán vé số bên lề đường, thuộc P.Mỹ Long, thì có một thanh niên hơn 30 tuổi chạy xe máy đến hỏi mua vé số. Khi bà đưa xấp vé có 213 tờ cho chọn thì người này bất ngờ giật lấy rồi tăng ga bỏ chạy. Bà B. cố sức đuổi theo và tri hô, nhưng do tuổi cao, chạy được đoạn ngắn thì bà té ngã xuống đường.Ngay sau khi nhận tin báo, Công an TP.Long Xuyên nhanh chóng vào cuộc điều tra, xác minh. Bằng các biện pháp nghiệp vụ và trích xuất hình ảnh camera nhà người dân ghi lại, lực lượng công an xác định Nguyễn Văn Phước là nghi phạm gây ra vụ cướp giật nêu trên. Đến khoảng 18 giờ ngày 9.1, Công an TP.Long Xuyên bắt giữ Phước.Tại cơ quan công an, bước đầu Phước đã thừa nhận hành vi cướp giật vé số của bà B, đem bán lại cho người khác lấy tiền tiêu xài.
Giải mã màu son được hội sao Hàn săn đón cho visual thêm hoàn hảo
"Dạ cô chú ơi, nãy con chụp cô chú tấm ảnh á, con gửi tặng cô chú", "Cảm ơn con. Wow… Quá đẹp! Cảm ơn con nhiều nhiều nha"… Những đoạn clip chụp và tặng ảnh cho người lạ của tài xế công nghệ Trần Minh Tuấn (29 tuổi, ngụ TP.HCM) thu hút cả triệu lượt xem cùng hàng ngàn bình luận.Vài năm trước, xem đoạn clip chụp ảnh tặng người lạ trên mạng xã hội, anh Tuấn ấp ủ ước mơ một ngày sẽ mang được đến bất ngờ, nụ cười cho những người xa lạ như vậy. Sau thời gian chạy xe, tích cóp, 2 năm trước, anh đi mua máy ảnh trả góp, tự mày mò học chụp ảnh.Đầu năm 2024, anh mua thêm máy in ảnh cầm tay và bắt đầu hành trình đi chụp nụ cười. "Vị khách" đầu tiên của anh là một thợ chụp ảnh lớn tuổi trên phố đi bộ Nguyễn Huệ. Nhận tấm ảnh người khác chụp mình sau nhiều năm theo nghề, người thợ tóc bạc trắng xúc động: "Ủa ở đâu vậy, in ở đâu ra hay quá ta, dễ thương quá. Chú chụp ở đây mấy chục năm rồi, cảm ơn con nha".Từ ngày có máy, thời gian rảnh, anh Tuấn lại đến những nơi đông người như phố đi bộ, công viên, khu trung tâm và chụp lại những người lao động mà anh vô tình bắt gặp. "Cảm giác được tặng người khác, thấy người ta cười mình cũng vui lây. Mình đăng clip lên mạng vì muốn lan tỏa những năng lượng tích cực ấy, giống như điều mình đã được đón nhận từ các đoạn phim đã xem", anh chia sẻ.Những người lạ mà chàng trai 29 tuổi chụp phần lớn là công nhân vệ sinh môi trường, người bán hàng rong, shipper, thợ điện, gia đình du xuân… Khi nhận ảnh, nhiều người vỡ òa vì bất ngờ, thậm chí có người cười nói bị chụp lén nhưng… quá đẹp. Thấy người nhận ảnh vui, anh Tuấn lâng lâng hạnh phúc nên đổi tên trang cá nhân là "Tuấn chụp nụ cười" để tiếp tục đi chụp những khoảnh khắc đời thường tặng người xung quanh.Nhận tấm ảnh trong chiếc khung dễ thương, nhiều người ngỏ ý gửi phí, anh đều từ chối vì với nam tài xế, được chụp ảnh, trao nụ cười đã là một hạnh phúc.Không kịp hỏi thăm thông tin, anh Thắng - người được anh Tuấn chụp tặng ảnh gia đình khi đang selfie trên phố đi bộ đã tìm trang cá nhân của anh để cảm ơn. "Tìm quá trời luôn, có bạn gửi clip qua cho xem nữa. Gia đình nhỏ cảm ơn nhiều ạ", anh Thắng bày tỏ.Các đoạn clip ghi lại quá trình chụp, in và tặng ảnh của chàng trai nhận được từ vài trăm ngàn đến cả triệu lượt xem. Phần lớn bình luận khen những khoảnh khắc đời thường dễ thương đã làm người xem vui lây.Thỉnh thoảng, anh Tuấn bị hiểu lầm là "lừa đảo", anh phải giải thích thì người được chụp mới tin và vui vẻ nhận tấm ảnh. Chi phí chụp, in ảnh cho vào khung hết khoảng 30.000 đồng, được anh trích từ thu nhập chạy xe, làm dancer tự do… Dịp tết vừa qua, khi kênh có được khoản hoa hồng nhỏ từ quảng cáo, anh bỏ vào bao lì xì và cùng một người bạn đi chụp ảnh, lì xì đầu năm mới cho người khó khăn trên đường.
Với vai trò tiên phong, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân (NEU) đã và đang phát triển bóng đá học đường một cách chuyên nghiệp, bài bản góp phần phát triển hệ sinh thái bóng đá sinh viên Việt Nam. Trường coi trọng hoạt động thể thao nói chung và bóng đá nói riêng là một phần quan trọng của quá trình đào tạo; từng bước xây dựng và phát triển bóng đá học đường dành cho sinh viên một cách chuyên nghiệp và bài bản như mô hình của các trường đại học ở Nhật Bản và Hàn Quốc.
CEO Nguyễn Thành Tựu: Kiến thức kinh tế giúp tôi rút ngắn khoảng cách với ngành luật
Với mọi người, Tết Nguyên đán là khoảng thời gian vô cùng đặc biệt nên việc chuẩn bị thường khá công phu. Trước giao thừa, người người tranh thủ dọn dẹp nhà cửa, sắm sửa quần áo làm đẹp bản thân. Riêng ở miền Tây, tết đến là bà con làm đẹp cho... hàng rào bông kiểng.Hàng rào bông kiểng là nét đặc trưng của sông nước miền Tây. Loại hàng rào thiên nhiên này không quá cao nhưng diện mạo lại rất phong phú, nào là bông trang, bông bụp, bông giấy, mai vàng, mai chiếu thủy. Cũng không ít hàng rào làm bằng cây thuốc nam như đậu biếc, đinh lăng, nguyệt quế. Gọi là hàng rào, nhưng mục đích không phải chống trộm, mà để làm ranh giới đất đai, trang trí cho vui nhà, đẹp cửa là chính.Nhà này cách nhà kia chỉ một hàng rào bông kiểng nên việc tương trợ nhau khi tối lửa tắt đèn cũng dễ dàng. Hàng rào ngăn nhưng không cách, vì thường có một lối mòn cắt ngang (đường tắt) kết nối tình làng nghĩa xóm. Hễ nhà này hết nước mắm, bột ngọt thì qua nhà kế bên xin đỡ. Hàng xóm có đám tiệc thì khỏi đi đường vòng, cứ lẹ làng băng ngang sang giúp một tay. Vì vậy, hàng rào bông kiểng đối với người dân quê chất chứa nhiều kỷ niệm thân thương.Ở miền Tây, bà con dành cả khoảng sân làm hàng rào bông kiểng, kết hợp trồng cây xanh. Hoa lá trở thành mặt tiền của căn nhà, là ấn tượng đầu tiên đối với những vị khách mới đến chơi. Thành ra, tết đến, nhiều gia chủ chăm chút hàng rào không khác gì một tác phẩm nghệ thuật. Cây kiểng được cắt tỉa láng o, tạo hình khối, hình thú nhìn là ưng bung ngay.Cầu kỳ hơn, tại cổng chính, chủ nhà uốn cây này cây kia thành hình dạng đẹp mắt (thường là dạng vòm). Vì sự độc đáo này, nhiều nhà có đám cưới tận dụng luôn cổng rào làm cổng hoa, dân dã nhưng mang vẻ đẹp "độc quyền", chẳng chê vào đâu được.Người làm nên những hàng rào bông kiểng ở miền Tây thường là nông dân, chủ yếu là lão nông tri điền. Có người miệt mài dành mười mấy hai chục năm để chăm sóc. Bận việc đồng ruộng thì bà con gác lại, nhưng hễ có thời gian là o bế từng chút. Hàng rào được cắt tỉa tỉ mỉ, công phu cũng nói lên phần nào lối sống, nét sinh hoạt và sự kỹ tính của các thành viên trong gia đình.Hàng rào bông kiểng phải cắt tỉa, bón phân, phun thuốc định kỳ mới đẹp. Vì là một góc của cảnh quê, một phần diện mạo của căn nhà nên người miền Tây cảm thấy rất tự hào khi có một hàng rào bông kiểng đẹp. Tết là khoảng thời gian con cháu, dòng họ, bạn bè về thăm nhà nên bà con rất đầu tư chuyện làm đẹp để làm hậu cảnh chụp hình.Bà Lê Thị Nguyên (75 tuổi, xã Lương Tâm, H.Long Mỹ, Hậu Giang) bộc bạch: "Mặc dù hiện nay nhà cửa khang trang mọc lên nhiều, nhưng bà con vẫn thích trồng hàng rào bông kiểng. Tuy nó không có chức năng bảo vệ nhưng rất có ý nghĩa tinh thần đối với người dân quê. Ai có thú vui này sẽ hiểu ngày tết hàng rào bông chẳng đẹp như ý thì chuyện ăn tết cũng kém vui mấy phần". Vì lẽ đó, tết đến, những lão nông miền Tây có thể không thiết tha với quần áo mới nhưng hàng rào bông kiểng nhất định phải chỉnh trang cho thật đẹp. Việc cắt tỉa cũng có "thời gian vàng" chứ không phải làm lúc nào cũng được. Khi đã đến lúc, bà con sẽ bất chấp thời tiết để cho kịp tiến độ. Đón tết thì làm đồng loạt, với những hàng rào dài, có thêm các chi tiết phụ, việc mất mười bửa nữa tháng để tân trang là bình thường."Phải canh đúng thời gian để khi tết đến hoa lá sẽ trổ đồng loạt hoặc vào giai đoạn xanh tươi nhất. Hẳn nhiên, khối lượng công việc cực hơn, vì bên cạnh cắt tỉa cho mướt mắt thì còn trồng xen kẽ thêm nhiều loại hoa đủ màu sắc cho thật nổi bật. Việc này đòi hỏi mình có đam mê, có cảm hứng mới có thể làm hết ngày này qua ngày khác", ông Nguyễn Thanh Tâm (54 tuổi, ngụ xã Lương Tâm, H.Long Mỹ, Hậu Giang) chia sẻ.So với những hàng rào bằng sắt hộp hay bê tông nơi phố thị, hàng rào bông kiểng gợi lên không khí trong lành, hài hoà với thiên nhiên. Ngày nay, hình ảnh những hàng rào xanh mát cũng được nhiều địa phương in trên biển quảng cáo nông thôn mới. Không ít bà con đi làm xa ăn chợt thấy thì lòng thổn thức, muốn tìm ngay về "gốc gác" của mình.Đặc biệt, mỗi khi về quê ăn tết, nhiều người thích thú, tranh thủ chụp ảnh cùng gia đình, bè bạn bên giàn bông trang, bông mai để làm kỷ niệm. Bởi, những hàng rào cây xanh tuy dân dã, bình dị nhưng xa miền Tây thì cũng không phải dễ tìm.